Công trình Thủy điện Đại Ninh thuộc hệ thống bậc thang thủy điện của sông Đồng Nai; Nhà máy cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 260 km về phía Đông Bắc và cách thành phố Đà Lạt khoảng 45 km về phía Tây Nam. Công trình thủy điện Đại Ninh được khởi công xây dựng vào ngày 10/05/2003; có nhiệm vụ phát điện cung cấp cho hệ thống điện Quốc Gia, và chuyển nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang lưu vực sông Lũy để tưới và cấp nước cho tỉnh Bình Thuận.
Thủy điện Đại Ninh là dự án thủy điện có cột nước cao, với cột nước thiết kế là 627m (cột nước lớn nhất là 670m; cột nước nhỏ nhất là 603m). Hồ chứa thủy điện Đại Ninh được hình thành bởi: 2 đập chính Đa Nhim và Đa Queyon, 4 đập phụ, một đập tràn vận hành, một đập tràn sự cố và một kênh nối thông giữa hai hồ chứa Đa Nhim và hồ chứa Đa Queyon; tổng dung tích hồ chứa thủy điện Đại Ninh là 319,77 triệu m3. Nước từ hồ chứa sẽ được dẫn về Nhà máy qua một đường hầm áp lực dài 11,2 Km xuyên qua lòng núi và một đường ống áp lực bằng thép dài 1,818 Km; lưu lượng nước thiết kế qua nhà máy là 55,4 m3/giây.
- Tổ máy thứ nhất (H2) đưa vào vận hành vào ngày 17/01/2008;
- Tổ máy thứ hai (H1) đưa vào vận hành vào ngày 31/03/2008.
Dưới đây là một số hình ảnh do chuyên gia idas thực hiện tại hiện trường Nhà máy Thủy điện Đại Ninh ( HPCDAININH - GENCO1)
Chuyên gia idas triển khai khảo sát hệ thống ATTT theo cấp độ 4 tại Nhà máy Thủy điện Đại Ninh - Quang cảnh cán bộ vận hành của nhà máy đang vận hành
Chuyên gia idas triển khai khảo sát hệ thống ATTT theo cấp độ 4 tại Nhà máy Thủy điện Đại Ninh - Quang cảnh cán bộ vận hành của nhà máy đang vận hành
Quá trình xây dựng hồ sơ cấp độ ATTT cấp độ 4 tại Công ty Thủy điện Đại ninh ( HPCDAININH) - Tổng Công ty Phát điện 1 ( EVNGENCO1) phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN 11930:2017 được idas thực hiện theo các giai đoạn sau
Giai đoạn 1: - Khảo sát, thiết kế hệ thống thông tin theo cấp độ
• Hướng dẫn xác định hệ thống thông tin cụ thể; xác định cấp độ căn cứ trên nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 85/2016/NĐ-CP
• Xác định phạm vi áp dụng hệ thống thông tin theo cấp độ (Xác định lại phạm vi nào cần làm và phạm vi này theo cấp độ nào?)
• Khảo sát: Về trang bị các thiết bị đảm bảo kinh doanh liên tục
• Khảo sát : hoạt động thiết bị an ninh, tính liên tục vận hành của các thiết bị, dữ liệu của hệ thống
• Khảo sát: Hệ thống mạng máy tính, bảo vệ cáp truyền dẫn, các hệ thống truyền tín hiệu, dữ liệu
• Khảo sát: Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác vận hành và giám sát nhằm đảm bảo tính liên tục
• Khảo sát: Hệ thống điều khiển, tự động hóa … phần mềm chuyên dùng và các hệ thống phân quyền, hệ thống cấp quyền truy cập từ nội bộ và bên ngoài
• Khảo sát: các công cụ phát triển; dữ liệu, kiến trúc ứng dụng của các hệ thống CNTT & VT
• Khảo sát: các giải pháp đảm bảo ATTT hiện có của chủ đầu tư đang thực hiện
• Khảo sát cơ cấu tổ chức quản lý của Chủ đầu tư về phương diện an toàn thông tin, làm rõ các đơn vị vận hành, chuyên trách, chủ quản hệ thống
• Khảo sát các hệ thống thông tin của Chủ đầu tư
• Lập báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác quản lý và kỹ thuật
Giai đoạn 2: Xây dựng hệ thống tài liệu hệ thống thông tin theo cấp độ
• Lập, xây dựng hồ sơ ATTT các hệ thống: Tài liệu mô tả, thuyết minh tổng quan về hệ thống thông tin theo cấp độ
• Lập, xây dựng hồ sơ ATTT các hệ thống: Tài liệu mô tả, thuyết minh lập hồ sơ quản lý hệ thống
• Lập hồ sơ đảm bảo về yêu cầu chính sách, quản lý hệ thống theo cấp độ (Thiết lập chính sách ATTT)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Đảm bảo yêu cầu về tổ chức đảm bảo ATTT)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Đảm bảo yêu cầu quản lý nguồn nhân lực ATTT)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Quản lý thiết kế, xây dựng hệ thống)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Quản lý vận hành hệ thống)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Quản lý vận hành hệ thống/ Quản lý an toàn mạng)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Quản lý vận hành hệ thống/ Quản lý an toàn máy chủ và ứng dụng)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Quản lý vận hành hệ thống/ Quản lý an toàn dữ liệu)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Quản lý vận hành hệ thống/ Quản lý an toàn thiết bị đầu cuối)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Quản lý vận hành hệ thống/ Quản lý phòng chống phần mềm độc hại)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Quản lý vận hành hệ thống/ Quản lý giám sát an toàn hệ thống thông tin)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Quản lý vận hành hệ thống/ Quản lý điểm yếu an toàn thông tin)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Quản lý vận hành hệ thống/ Quản lý sự cố an toàn thông tin)
• Lập hồ sơ yêu cầu quản lý hệ thống theo cấp độ (Quản lý vận hành hệ thống/ Quản lý người sử dụng đầu cuối)
• Lập, xây dựng hồ sơ ATTT các hệ thống: Tài liệu thiết kế: (Thiết kế sơ bộ/Thiết kế thi công) - Yêu cầu kỹ thuật hệ thống
• Lập hồ thiết kế (Sơ bộ/ thi công): Đảm bảo yêu cầu an toàn mạng
• Lập hồ thiết kế (Sơ bộ/ thi công): Đảm bảo yêu cầu an toàn máy chủ
• Lập hồ thiết kế (Sơ bộ/ thi công): Đảm bảo yêu cầu an toàn ứng dụng
• Lập, xây dựng tài liệu thiết kế hệ thống nhằm đảm bảo các yêu cầu: Bảo đảm an toàn dữ liệu
• Lập, xây dựng hồ sơ cấp độ ATTT các hệ thống: Tài liệu thuyết minh về việc đề xuất cấp độ (Mô tả tổng quan về hệ thống thông tin; Thuyết minh đề xuất cấp độ)
• Lập, xây dựng hồ sơ cấp độ ATTT các hệ thống: Tài liệu thuyết minh phương án bảo đảm an toàn thông tin
Chuyên gia cấp độ ATTT của idas triển khai tại hiện trường nhà máy Thủy điện Đại Ninh để đánh giá mức độ ATTT theo cấp độ 4 nhằm phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 11930:2017 và Nghị định 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư 12/2022/TT-BTTTT ban hành
Giai đoạn 3: Lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia thẩm định lần 01
• Chuẩn bị các hồ sơ văn bản thẩm định (văn bản đề nghị; đề nghị phê duyệt; văn bản gửi đơn vị chủ thể về CNTT/ATTT
• Chuẩn bị các hồ sơ văn bản thẩm định (văn bản xin ý kiến chuyên môn về HSCĐ; Tờ trình duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ( mẫu 05-NĐ85) + Hồ sơ cấp độ)
• Chuẩn bị các hồ sơ về xin ý kiến chuyên môn cho hồ sơ cấp độ 4 theo mẫu 03-NĐ85 tới đơn vị chuyên trách về CNTT/ATTT
• Chuẩn bị các hồ sơ trình phê duyệt cấp độ + hồ sơ cấp độ + ý kiến thẩm định của đơn vị chuyên trách về CNTT/ ATTT lên đơn vị chủ quản Hệ thống
• Kiểm tra, phê duyệt thử hồ sơ cấp độ: Báo cáo, ý kiến chuyên môn/ thẩm định
• Lấy ý kiến của các chuyên gia chuyên môn về việc thẩm định
• Soạn thảo chỉnh sửa lại theo các yêu cầu của các chuyên gia chuyên môn, thẩm định
Giai đoạn 4: Lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia thẩm định lần 02
• Kiểm tra, phê duyệt thử hồ sơ cấp độ: Báo cáo, ý kiến chuyên môn/ thẩm định lần 02
• Lấy ý kiến của các chuyên gia chuyên môn về việc thẩm định lần 02
• Soạn thảo chỉnh sửa lại theo các yêu cầu của các chuyên gia chuyên môn, thẩm định lần 02
• Phân tích và diễn giải hồ sơ và trình duyệt chủ đầu tư phê duyệt lại hồ sơ
Giai đoạn 5: Phối hợp và trình duyệt hồ sơ cấp độ theo đúng yêu cầu
• Báo cáo, giải trình Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với cơ quan thẩm duyệt
• Điều chỉnh hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với cơ quan thẩm duyệt
• Tiếp nhận hồ sơ cấp độ an toàn thông tin đối với cơ quan thẩm duyệt
Qua buổi khảo sát trên idas xin trân thành cảm ơn Công ty Thủy điện Đại ninh đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ của idas về việc tư vấn xây dựng hồ sơ cấp độ 4 và xin chúc Quý Công ty và Nhà máy liên tục cải tiến được hệ thống ATTT và đáp ứng được các yêu cầu luật định
Trân trọng