Tư vấn Tiêu chuẩn ATTT ( idas-ISMS)

Công Ty TNHH Tư Vấn Chất Lượng và Phát Triển Công Nghệ Công Ty TNHH Tư Vấn Chất Lượng và Phát Triển Công Nghệ
Tiếng Việt English Japanese
Tư vấn Tiêu chuẩn ATTT
Tư vấn Tiêu chuẩn ATTT
iDAS là một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn các hệ thống quản lý phù hợp theo tiêu chuẩn ISO như: ISO9001; ISO14001; ISO22000; ISO/IEC 27001; ISO 45001; ISO50000 …. TRẢI QUA HƠN 20 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐẾN NAY, iDAS đã triển khai tư vấn đào tạo cho hàng ngàn đơn vị khắp cả nước với các quy mô khác nhau: từ các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài đến các Tổng công ty và Tập đoàn...
Tư vấn ATTT cho hệ thống OT theo ISO/IEC 27019 ( idas-OT)
Hệ thống An toàn thông tin ISO/IEC 27019 là một tiêu chuẩn quốc tế được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Điện tử Quốc tế (IEC). Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về các biện pháp bảo vệ thông tin trong ngành công nghiệp dầu khí, khí đốt và các hoạt động liên quan đến năng lượng.
Tìm hiểu thêm
Danh sách tiêu chuẩn ATTT - IDAS triển khai tư vấn ( ISMS)
Nhóm tiêu chuẩn cho hệ thống thông tin (ISMS) mà IDAS triển khai tư vấn theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) như: ISO/IEC 27001; TCVN 8709-1:2011 ISO/IEC 15408-1:200; TCVN 8709-2:2011 ISO/IEC 15408-2:2008; ISO/IEC 27019 ..... và nhiều tiêu chuẩn khác
Tìm hiểu thêm
Tư vấn và xây dựng hệ thống quản lý ATTT theo ISO/IEC 27001 ( IDAS-ISO/IEC 27001)
ISO 27000 là bộ tiêu chuẩn về Quản lý An toàn thông tin do Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành. Bộ tiêu chuẩn ISO 27000 gồm các tiêu chuẩn qui định những yêu cầu của một hệ thống an toàn thông tin mà Đơn vị muốn được chứng nhận phải áp dụng (như ISO 27002 – (ISO/IEC 17799 – Mã thực hành ; ISO 27003 Hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thông tin ; ISO 27004 – Đo lường Hệ thống quản lý an toàn thông tin và các tiêu chuẩn hỗ trợ khác như ISO 27000 - TOOLKIT.
Tìm hiểu thêm
Tư vấn xây dựng: Tiêu chuẩn IEC 62443 nền tảng an toàn mạng công nghiệp ( IDAS-IEC 62443)
Các hệ thống công nghiệp phụ thuộc vào công nghệ vận hành luôn coi trọng vấn đề về an toàn mạng. Tiêu chuẩn IEC 62443 được phát triển để bảo đảm an toàn cho các mạng truyền thông công nghiệp và các hệ thống điều khiển và tự động hóa công nghiệp (Industrial Automation and Control Systems - IACS) thông qua phương pháp tiếp cận có hệ thống. Các hệ thống công nghiệp phụ thuộc vào công nghệ vận hành (CNVH) luôn phải tính đến rủi ro không gian mạng. Đây là mục đích chính của loạt tiêu chuẩn IEC 62443, do Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế IEC (TC) 65: Đo lường, điều khiển và tự động hóa quy trình công nghiệp phối hợp với các thành viên của Ủy ban 99 của Hiệp hội Tự động hóa Quốc tế (ISA99) soạn thảo.
Tìm hiểu thêm
Tư vấn và xây dựng hệ thống ATTT theo PCI-DSS ( IDAS-PCI-DSS)
PCI DSS (Payment Card Indutry Data Security Standard)–là tiêu chuẩn bảo mật xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn bảo mật (PCI Security Standards Council) gồm các thành viên: Visa, MasterCard, American Express, Discover Financial Services, JCB International. Để được cấp chứng chỉ này, nhà cung cấp dịch vụ phải kiểm tra mạng lưới hạ tầng hàng tháng. Đồng thời, Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật tới kiểm tra bảo mật hàng năm, nhằm đảm bảo đáp ứng và tuân thủ các nguyên tắc về bảo mật.
Tìm hiểu thêm
Tư vấn và xây dựng hệ thống ATTT cho ngành ô tô theo TISAX ( IDAS-TISAX)
Hệ thống Trao đổi Đánh giá Bảo mật Thông tin (Trusted Information Security Assessment Exchange, TISAX) là một cơ chế đánh giá và trao đổi về bảo mật thông tin trong ngành công nghiệp ô tô. Nhãn TISAX xác nhận rằng hệ thống quản lý bảo mật thông tin của doanh nghiệp tuân thủ các cấp độ bảo mật đã xác định và cho phép chia sẻ kết quả đánh giá trên một nền tảng được chỉ định.
Tìm hiểu thêm
Tìm hiểu thêm

Kế hoạch triển khai Tư vấn

01"ISO điện tử" iDAS triển khai Hệ thống ISO điện tử tại Thừa Thiên Huế

Ngày 11-12/01/2016, iDAS chính thức triển khai áp dụng Hệ thống ISO điện tử phù hợp Hệ thống quản lý ANTT (ISMS) phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 tại Trung tâm dữ liệu điện tử - Sở Thông tin truyền thông Thừa Thiên Huế và Trung tâm Thông tin của Tỉnh Thừa Thiên Huế.

02Giai đọan 1: Khảo sát – Thiết kế hệ thống ATTT

Đây là giai đọan quan trọng nhất và khó nhất. Giai đọan này do bên Tư vấn đảm nhiệm. Đơn vị sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho Tư vấn để giúp Tư vấn có được cái nhìn toàn diện và đầy đủ nhất về đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như những mong muốn quản lý và liên tục cải tiến của Đơn vị

03Giai đọan 2: Xây dựng Hệ thống tài liệu ISMS

Giai đọan này cần có sự hợp tác chặt chẽ của hai bên. Tư vấn sẽ tiến hành đào tạo cách thức viết văn bản thống nhất trong toàn Đơn vị. Để từ đó Tư vấn và Đơn vị thống nhất về Hệ thống văn bản của Đơn vị

04Giai đọan 3: Triển khai áp dụng Hệ thống ISMS

Đây là giai đọan rất quan trọng. Tư vấn sẽ đào tạo nhận thức chung cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Đơn vị để từng họat động trong Đơn vị được thực hiện bởi các cá nhân khác nhau đều hướng tới việc thực hiện mục tiêu chất lượng – chính sách chất lượng do Lãnh đạo đề ra.

05Giai đọan 4: Đánh giá hoàn thiện hệ thống ISMS

Đây là một giai đọan rất quan trọng. Cùng với bên Tư vấn, Đơn vị được đánh giá nội bộ có thể tự nhìn nhận lại Hệ thống quản lý của mình có đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn hay không? Rồi chỉnh sửa lại cho phù hợp bằng việc xem xét của Lãnh đạo và các hành động khắc phục, phòng ngừa.

06Giai đọan 5: Đánh giá chứng nhận. Được thực hiện bởi Tổ chức chứng nhận độc lập

Việc đánh giá của tổ chức chứng nhận độc lập: Khách hàng có thể lựa chọn các tổ chức chứng nhận trong nước hoặc Quốc tế nhằm đảm bảo các yêu cầu của Quý khách hàng
Tìm hiểu thêm

Sơ đồ

Giấy phep tư vấn ATTT mạng
Sơ đồ 2
Sơ đồ 1
Tìm hiểu thêm

Video giới thiệu công ty

Liên kết link

Các trang tin liên kết

Xem thêm
Cập nhật sự kiện

Bản tin khách hàng IDAS

Xem thêm
Tin tức & sự kiện

Tin tức

Xem thêm
Liên hệ với chúng tôi

Đăng Ký Đào Tạo

Vui lòng nhập họ và tên
Vui lòng nhập địa chỉ email
Vui lòng nhập số điện thoại
Vui lòng nhập nội dung
Giải đáp thắc mắc

Câu Hỏi Thường Gặp

Hệ thống ISO điện tử idas phù hợp theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2022 bao gồm các tính năng như: Quản lý mục tiêu ATTT; Quản lý tài liệu; hồ sơ ATTT; đánh giá nội bộ hệ thống ATTT; khắc phục các điểm không phù hợp về ATTT; họp xem xét lãnh đạo về ATTT; quản lý tài sản ATTT; Đánh giá rủi ro hệ thống ATTT ...

Ngoài ra hệ thống ATTT còn có các tính năng đảm bảo được 93 yêu cầu kiểm soát về ATTT như

  • Chương 5, Kiểm soát về tổ chức , chứa 37 kiểm soát
  • Chương 6, Kiểm soát về con người , chứa 8 kiểm soát
  • Chương 7, Kiểm soát về vật lý , chứa 14 điều khiển
  • Chương 8, Kiểm soát về công nghệ , chứa 34 điều khiển

Một số hình ảnh hệ thống ISO điện tử idas theo ISO/IEC 27001:2022

 

 

 

Trong thời gian gần đây, chúng ta thường nghe đến khái niệm “chuyển đổi số” được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy chuyển đổi số là gì và có tầm quan trọng như thế nào? Chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, để có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi số (Digital Transformation trong tiếng Anh) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.

Trong bài viết này ngoài việc các điều khoản A của tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2022 thay đổi so với ISO/IEC 27001:2013, idas muốn đề cập tới vấn đề cốt lõi như sau:

  1. Cấu trúc tiêu chuẩn: ISO/IEC 27001:2013 sử dụng cấu trúc "Plan-Do-Check-Act" (PDCA), trong khi ISO/IEC 27001:2022 chuyển sang cấu trúc "High-Level Structure" (HLS). Cấu trúc HLS giống nhau cho các tiêu chuẩn quản lý khác nhau, nhằm tạo ra sự thống nhất và tương đồng giữa các tiêu chuẩn.

  2. Phạm vi áp dụng: ISO/IEC 27001:2013 tập trung vào bảo vệ thông tin, trong khi ISO/IEC 27001:2022 mở rộng phạm vi áp dụng để bao gồm cả an ninh dữ liệu và các yếu tố khác liên quan đến thông tin như quyền riêng tư.

  3. Rủi ro toàn diện: ISO/IEC 27001:2022 tăng cường khía cạnh rủi ro toàn diện, bao gồm cả rủi ro liên quan đến an ninh thông tin và rủi ro liên quan đến môi trường kinh doanh. Điều này nhằm thể hiện mối quan hệ giữa an ninh thông tin và các yếu tố khác trong tổ chức.

  4. Từ vựng và định nghĩa: ISO/IEC 27001:2022 cập nhật và làm rõ một số thuật ngữ và định nghĩa, đồng thời loại bỏ hoặc sửa đổi một số khái niệm không còn phù hợp hoặc cần thiết.

  5. Đánh giá hiệu quả: ISO/IEC 27001:2022 đề cao việc đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý an ninh thông tin, bao gồm việc đo lường, theo dõi và đánh giá định kỳ. Điều này nhằm khuyến khích sự cải thiện liên tục và hiệu quả của hệ thống quản lý.

 

Hệ thống ISO điện tử idas được xây dựng và tính toán bởi nhiêu fchuyên gia trong lĩnh vực ISO mặt khác sau nhiều năm xây dựng và phát triển đến nay hệ thống ISO điện tử idas ngoài việc cho phép tích hợp được các tiêu chuẩn ISO mà còn tích hợp được các công cụ cải tiến như: 5 S; TQM; 6 Sixma... và còn quản lý hệ thống sản xuấ như ERP và các hoạt động mua bán hàng khăc trên nền tảng ISO điện tử - idas

Để triển kjai thành công hệ thống này thông thường idas tiến hành các bước như sau

  1. Đánh giá các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO: Trước khi bắt đầu tích hợp các tiêu chuẩn ISO lên hệ thống ISO điện tử, chuyên gia idas cần phải đánh giá các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO để hiểu những gì cần thiết để đáp ứng các yêu cầu đó.

  2. Xác định các yêu cầu chung: Sau khi đánh giá các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO, bạn nên xác định các yêu cầu chung giữa các tiêu chuẩn đó. Các yêu cầu chung này có thể bao gồm bảo mật thông tin, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, quản lý quy trình và quản lý tài sản, quy trình quản lý tài liệu; hồ sơ; đánh giá nội bộ .....

  3. Thiết lập các quy trình và chính sách: Các tiêu chuẩn ISO thường yêu cầu các quy trình và chính sách được thiết lập để đáp ứng các yêu cầu của chúng. Bạn cần phải xây dựng các quy trình và chính sách để đáp ứng các yêu cầu này và đảm bảo tích hợp các tiêu chuẩn ISO một cách hiệu quả.

  4. Thiết lập hệ thống ISO điện tử: Bạn cần phải thiết lập hệ thống ISO điện tử để quản lý các tiêu chuẩn ISO. Hệ thống này có thể bao gồm các công cụ như phần mềm quản lý tài liệu, phần mềm quản lý rủi ro và phần mềm bảo mật thông tin.

  5. Thực hiện kiểm tra và đánh giá: Sau khi tích hợp các tiêu chuẩn ISO lên hệ thống ISO điện tử, bạn cần phải thực hiện kiểm tra và đánh giá để đảm bảo rằng hệ thống đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO. Các kiểm tra này có thể bao gồm kiểm tra bảo mật, kiểm tra chất lượng và kiểm tra quản lý rủi ro.

  6. Và các công đoạn khác

Đồng hành cùng idas

Đối tác của IDAS