Các giải pháp giám sát ATTT (idas-SoC)

Công Ty TNHH Tư Vấn Chất Lượng và Phát Triển Công Nghệ Công Ty TNHH Tư Vấn Chất Lượng và Phát Triển Công Nghệ
Tiếng Việt English Japanese
Các giải pháp giám sát ATTT (idas-SoC)
Các giải pháp giám sát ATTT (idas-SoC)
Các giải pháp giám sát ATTT (idas-SoC)
Tìm hiểu thêm

Lợi ích giải pháp giám sát ATTT tập trung (idas-SoC)

Giám sát bảo mật ứng dụng

Giám sát bảo mật ứng dụng

Giám sát bảo mật ứng dụng: Theo dõi các ứng dụng và phát hiện các vấn đề bảo mật liên quan đến việc phát triển và triển khai ứng dụng, đảm bảo rằng các ứng dụng được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công và lỗ hổng bảo mật.
Giám sát hệ thống:

Giám sát hệ thống:

Giám sát hệ thống: Theo dõi các hoạt động trên hệ thống máy chủ và các thiết bị mạng, đảm bảo rằng các ứng dụng và hệ thống hoạt động đúng cách, phát hiện các cuộc tấn công và lỗ hổng bảo mật.
Giám sát lưu lượng mạng

Giám sát lưu lượng mạng

Giám sát lưu lượng mạng: Theo dõi lưu lượng mạng của một tổ chức, phát hiện các hoạt động bất thường hoặc nghi ngờ và cảnh báo cho các nhân viên quản trị mạng để có thể kiểm tra và xử lý các vấn đề bảo mật.
Nâng cao uy tín của Cơ quan, Doanh nghiệp

Nâng cao uy tín của Cơ quan, Doanh nghiệp

Điều gì sẽ xảy ra khi hệ thống CNTT của cơ quan/doanh nghiệp bị tấn công và không thể truy cập? Hệ thống hành chính công, hệ thống thương mại điện tử…. sẽ bị dừng phục vụ, các dữ liệu lưu trên máy có thể bị đánh cắp, thay đổi, xóa bỏ…; Giao diện website/portal có thể bị thay bằng các hình ảnh phản động, hình ảnh nhạy cảm… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín, hình ảnh của cơ quan, doanh nghiệp trong mắt người dân, khách hàng và đối tác.
Giám sát bảo mật tập trung trên phạm vi toàn tổ chức:

Giám sát bảo mật tập trung trên phạm vi toàn tổ chức:

Một hệ thống CNTT bao gồm nhiều thành phần: Mạng, Máy chủ, Dữ liệu, Ứng dụng nghiệp vụ, Ưng dụng quản lý, Hệ điều hành, Endpoint, Thiết bị bảo mật, Người dùng….với tổng số lượng có thể lên tới hàng trăm hoặc hàng vài trăm thiết bị.
Tìm hiểu thêm

Các giải pháp giám sát ATTT (idas-SoC)

01Quản lý lỗ hổng vi phạm ATTT ( idas-Mag)

Phát hiện các vấn đề ATTT mang tính hệ thống, lặp lại trên một hoặc nhiều đối tượng, gây ra các nguy cơ sự cố ATTT. Đảm bảo việc đưa ra giải pháp khắc phục triệt để các vấn đề ATTT hoặc giảm thiểu các rủi ro khi chưa thể giải quyết được vấn đề gốc.

02Giới thiệu giải pháp ATTT tập trung ( idas-Con)

Giải pháp An toàn thông tin tập trung (ATTT tập trung) là một phương pháp để quản lý và bảo vệ thông tin và dữ liệu của một tổ chức bằng cách tập trung các phương tiện bảo mật vào một số điểm trọng tâm. Các bước chính để thực hiện giải pháp ATTT tập trung bao gồm:

03Hệ thống giám sát bảo mật mạng (idas-Network Security Monitoring - NSM)

Hệ thống giám sát bảo mật mạng (Network Security Monitoring - NSM): NSM là quá trình thu thập, phân tích và kiểm tra lưu lượng mạng để phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm nhập, tấn công mạng và các hoạt động đe dọa khác. Các công cụ như Snort, Suricata, Bro/Zeek có thể được sử dụng để triển khai NSM.

04Giám sát log hệ thống: Hệ thống giám sát log hệ thống (idas-System Log Monitoring)

Giám sát log hệ thống: Hệ thống giám sát log hệ thống (System Log Monitoring) giúp theo dõi các thông tin và sự kiện quan trọng từ hệ thống và ứng dụng. Bằng cách phân tích log, bạn có thể phát hiện các hành vi bất thường, tấn công và các sự cố bảo mật. Các công cụ phổ biến như ELK Stack (Elasticsearch, Logstash, Kibana), Splunk, Graylog có thể được sử dụng để triển khai giám sát log hệ thống.

05Giám sát hệ thống phát hiện xâm nhập (idas-Intrusion Detection System - IDS)

Giám sát hệ thống phát hiện xâm nhập (Intrusion Detection System - IDS) và hệ thống phòng ngừa xâm nhập (Intrusion Prevention System - IPS): IDS và IPS giám sát hoạt động của mạng và hệ thống để phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm nhập. Các công cụ như Snort, Suricata, Bro/Zeek cung cấp tính năng IDS/IPS.

06Giám sát quyền truy cập và chính sách bảo mật ( idas-Secu)

Giám sát quyền truy cập và chính sách bảo mật: Giám sát quyền truy cập và chính sách bảo mật giúp đảm bảo rằng người dùng và hệ thống chỉ có quyền truy cập vào tài nguyên và dữ liệu cần thiết. Các công cụ như Microsoft Active Directory, OpenIAM, CyberArk Privileged Access Security cung cấp khả năng giám sát và quản lý quyền truy cập

07Giám sát và phân tích malware ( idas-malware)

Giám sát và phân tích malware: Sử dụng các công cụ chuyên dụng để giám sát và phân tích malware có thể giúp phát hiện và loại bỏ các phần mềm độc hại trong hệ thống. Ví dụ, công cụ Malwarebytes, Symantec Endpoint Protection, Kaspersky Antivirus cung cấp khả năng giám sát và xử lý malware.
Giới thiệu về

Dịch Vụ idas

Chuyển đổi số IDAS ( idas - digital)

Chuyển đổi số IDAS ( idas - digital)

1. Chuyển đổi số là gì ? Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như điện toán đám mây, big data, blockchain,... và được coi như một xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng số 4.0. Vậy chuyển đổi số là gì và vì sao các tổ chức, doanh nghiệp nên thực hiện càng sớm các tốt. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau. Khái niệm chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu của thời đại. Nội dung ngay sau đây sẽ chỉ ra bản chất về chuyển đổi số. Khái niệm chuyển đổi số Theo Microsoft, chuyển đổi số là một sự đổi mới kinh doanh được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), cung cấp những cách mới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ. Chuyển đổi số (Digital transformation) được hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data),... vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu. Chuyển đổi số không phải đơn thuần thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công truyền thống (ghi chép trong sổ sách, họp trực tiếp,...) sang vận dụng công nghệ để giảm thiểu sức người. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,... 1.3 Những lĩnh vực áp dụng chuyển đổi số hiện nay Hiện nay, chuyển đổi số được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đó có 2 lĩnh vực chính là các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Chuyển đổi số cơ quan Nhà nước Một số ví dụ về chuyển đổi số trong Nhà nước như: phát triển Chính phủ điện tử, chính phủ số,... giúp các nhà chức trách dễ dàng quản lý công việc. Đồng thời, giảm thiểu thời gian chờ đợi các thủ tục hành chính cho người dân,... Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào hoạt động kinh doanh và quản lý của mình. Ví dụ: lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây, sử dụng các ứng dụng như Google Planner vào quản lý các dự án và nhân sự mà không cần tận mắt theo dõi nhân sự làm việc. 1.4 Phân biệt chuyển đổi số và số hóa Chuyển đổi số và số hóa là 2 khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn vì liên quan tới các ứng dụng số vào quản lý và phát triển cho các tổ chức. Dưới đây là một số đặc điểm để có thể phân biệt dễ dàng giữa chuyển đổi số và số hóa như sau: - Số hóa: là quá trình đưa các thông tin lưu trữ ở dạng vật lý như văn bản giấy, đĩa CD, ổ cứng,... lên các hệ thống lưu trữ trên mạng Internet. Nhờ đó, người ta có thể dễ dàng tìm kiếm dữ liệu để phục vụ cho công việc hàng ngày hơn. - Chuyển đổi số: là quá trình thay đổi về tư duy và mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kỹ thuật số, ứng dụng công nghệ thông tin vào vận hành. Người quản lý cần thay đổi mô hình kinh doanh và vận hành để tối ưu được các lợi ích mà công nghệ mang lại cho doanh nghiệp. 2. Tầm quan trọng của chuyển đổi số Vì sao phải chuyển đổi số là băn khoăn của không ít doanh nghiệp. Thực tế chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng các phần mềm số hóa vào vận hành để giảm sức người, tối ưu chi phí mà còn thay đổi tư duy vận hành của người quản lý. Dưới đây là 5 điểm tiêu biểu thể hiện tầm quan trọng của xu hướng chuyển đổi số ngày nay. 2.1 Thay đổi tư duy quản lý, văn hóa tổ chức Việc ứng dụng công nghệ vào vận hành yêu cầu người quản lý cần thay đổi tư duy. Họ cần chủ động và cho phép thực hiện lưu trữ thông tin kinh doanh lên không gian đám mây của 1 bên thứ 3. Điều này buộc họ cần tin tưởng vào nhân viên và thực hiện trao quyền, nhờ đó, họ không mất nhiều thời gian để trực tiếp theo dõi nhân viên làm việc mà vẫn nắm được tình hình hoạt động của công ty. Chuyển đổi số sẽ giúp tăng cường liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức, các phòng ban có các công việc, mục tiêu liên quan tới nhau và họ có thể dễ dàng nắm bắt được nhờ thông tin trên hệ thống. Điều này sẽ giúp tăng tính minh bạch trong tổ chức và tối ưu hiệu suất làm việc của tất cả các thành viên trong tổ chức. 2.2 Cung cấp thông tin, dữ liệu nhanh chóng Khi các tổ chức thực hiện chuyển đổi số, thì các thông tin, dữ liệu đều được đưa lên tài khoản điện toán đám mây. Nhờ đó, nhà quản lý dễ dàng theo dõi và cập nhật thông tin để nhanh chóng đưa ra quyết định chính xác cho tổ chức, doanh nghiệp của mình. Đồng thời, nhân viên có thể dễ dàng truy cập thông tin để làm việc hiệu quả mọi lúc mọi nơi. Lợi ích này có thể thấy được dễ dàng trong thời điểm giãn cách xã hội thì nhân viên làm việc tại nhà (work from home) thì nhiều công ty vẫn có thể hoạt động bình thường. 2.3 Giảm chi phí vận hành Khi thực hiện chuyển đổi số, nhiều công việc trong mô hình truyền thống sẽ không còn mà được thay bằng công nghệ. Ví dụ: các thông tin lưu trữ sẽ được đưa lên hệ thống máy tính giảm bớt lượng giấy để in ấn, giúp công ty tiết kiệm được một khoản chi phí trong vận hành. Hoặc một số công việc sẽ không còn phù hợp trong chuyển đổi số. Ví dụ với công việc văn thư, làm thủ tục giấy tờ sẽ không cần nhiều người thực hiện vì đã có các phần mềm quản lý hỗ trợ. 2.4 Nâng cao trải nghiệm khách hàng Lưu trữ thông tin của khách hàng là 1 điểm quan trọng trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Từ các thông tin như lịch sử giao dịch, các sản phẩm mà khách hàng yêu thích, mua thường xuyên, người bán hàng có thể tư vấn các mặt hàng hoặc dịch vụ phù hợp cho người mua. Hoặc nhờ thông tin trên CRM, các công ty có nhiều chương trình chăm sóc khách hàng như thường gửi các tin nhắn, quà tặng hoặc coupon,... để tạo thiện cảm với khách hàng. Trên đây là 2 ví dụ tiêu biểu của việc thực hiện chuyển đổi số trong các công ty giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, phát triển kinh doanh. 2.5 Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Chuyển đổi số giúp tiết kiệm chi phí vận hành giúp doanh nghiệp có các nguồn tiền để đầu tư cho các kế hoạch phát triển. Nhờ các mô hình quản lý bằng các ứng dụng công nghệ giúp người bán tới gần và nâng cao được trải nghiệm khách hàng. Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp để đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở Việt Nam và trên toàn thế giới nhằm phát triển kinh doanh và mang tới chất lượng dịch vụ, sản phẩm tốt cho người dùng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi: chuyển đổi số là gì và vì sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số trong thời kỳ 4.0.
Xem thêm
Tư vấn ISO

Tư vấn ISO

idas là một đơn vị chuyên tư vấn xây dựng hệ thống quản lý phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) , hình thành từ năm 2003 với bề dày trên 20 năm kinh nghiệm IDAS cung cấp dịch vụ tư vấn có chất lượng với khách hàng chất lượng nhằm đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn như ISO 9001; ISO 14001; ISO/IEC 27001; ISO 45001; ISO 50.000 ... và nhiều tiêu chuẩn khác IDAS được biết đến là đơn vị hàng đầu của Việt nam về chất lượng sản phẩm tư vấn cũng như chất lượng dịch vụ với phương châm " Tri thức tạo chất lượng - Chất lượng kiến tạo giá trị" Tức Các chuyên gia tư vấn IDAS: Là những chuyên gia có tri thức từ đó mới tạo ra được sản phẩm có chất lượng Từ chất lượng mới tạo ra giá trị cho bản thân chuyên gia - Giá trị cho khách hàng bằng việc tăng năng suất lao động tăng doanh số tăng lợi nhuận .... tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng từ đó tăng giá trị cho cộng đồng và đó là hoạt động kinh doanh của IDAS
Xem thêm
Đánh giá hệ thống ATTT (iDAS- PENTEST)

Đánh giá hệ thống ATTT (iDAS- PENTEST)

Cung cấp các dịch vụ ATTT như: Pentest hệ thống; Giám sát hệ thống CNTT; Ứng phó các sự cố...
Xem thêm
Giải đáp thắc mắc

Câu Hỏi Thường Gặp

Dịch vụ Giám sát An toàn thông tin giúp theo dõi các sự kiện về an toàn bảo mật trên hệ thống CNTT 24×7 và đưa ra cảnh báo sự kiện bất thường, có nguy cơ gây mất an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức.

 

Trung tâm ATTT của idas đang cung cấp dịch vụ giám sát ATTT theo hai phương thức
 Giám sát trực tiếp
Là dịch vụ theo dõi, giám sát an toàn thông tin liên tục 24/7 để thu thập, phân tích các dữ liệu, nhật ký liên quan đến hệ thống được giấm sát cho các tổ chức và doanh nghiệp thông qua hệ thống giám sát với các bộ cảm biến được lắp đặt trực tiếp tại hệ thống được giám sát và thiết lập kết nối đến Trung tâm Giám sát của idas.
 
Giám sát gián tiếp
Là dịch vụ theo dõi, thu thập, phân tích các dữ kiện, thông tin an toàn mạng từ nguồn giám sát mạng Internet của idas và từ nhiều nguồn khác mà idas thu thập được.

Lợi ích của khách hàng
Chủ động phòng ngừa, hỗ trợ hướng dẫn công tác ngăn chặn, ứng cứu, xử lý sự cố, đảm bảo sự an toàn, bí mật thông tin của hệ thống CNTT của khách hàng theo quy trình khép kín;

Phát hiện sớm các nguy cơ, sự cố, lỗ hổng bảo mật, và các mã độc, tấn công mạng liên quan đến hệ thống được giám sát , giúp kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ, sự cố an toàn mạng;

Giảm chi phi đầu tư cho an toàn thông tin – không cần đầu tư một khoản lớn chi phí cho nhân sự và hạ tầng bảo mật, thay vào đó có thể sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi những chuyên gia hàng đầu trong ngành.

 Trung tâm Điều hành an ninh mạng (Security Operations Center, viết tắt: SOC) là một đơn vị gồm các chuyên gia bảo mật giàu kinh nghiệm, sử dụng hàng loạt quy trình đánh giá, cảnh báo trên một hệ thống giám sát tập trung nhằm xử lý toàn bộ các vấn đề an ninh. Hệ thống này liên tục rà soát, phân tích, báo cáo và ngăn chặn các mối đe dọa an ninh mạng, đồng thời ứng phó với bất kỳ sự cố nào xảy ra với máy tính, máy chủ và trên mạng mà nó giám sát.

  1. Tại sao các tổ chức doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống SOC?

Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2020, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, cơ quan này đã ghi nhận 2.017 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cố trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, có 805 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 788 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface) và 296 cuộc tấn công cài mã độc (Malware). 9 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đứng thứ 11 trong danh sách các quốc gia bị hack nhiều nhất thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Singapore) với tổng số website bị xâm phạm là 8,406. Dù là hình thức tấn công trực tuyến hay ngoại tuyến thì các cá nhân, tổ chức đều phải chịu thiệt hại nặng nề cả về tài chính lẫn uy tín doanh nghiệp và mất rất nhiều thời gian để khắc phục hậu quả sau mỗi cuộc tấn công.

Là sự kết hợp nhuần nhuyễn từ 3 yếu tố cốt lõi trong ngành Công nghệ thông tin nói chung và An toàn thông tin nói riêng gồm: Con người – Công nghệ – Quy trình, SOC chính là rào chắn vững chắc, giải quyết những thiếu sót còn lại của các thiết bị an ninh mạng sau khi chúng bị vượt qua dễ dàng bởi bọn tội phạm mạng chuyên nghiệp.

 

SOC kết nối Con người – Công nghệ – Quy trình. Nguồn: CyRadar

  • Con người: Là những chuyên gia trong Trung tâm điều hành an ninh, được phân công nhiệm vụ rõ ràng để phối hợp vận hành hệ thống.
  • Công nghệ: Là các giải pháp giám sát, phân tích, phát hiện sự cố, điều tra truy vết sự cố.
  • Quy trình: Là các quy định, quy trình, chính sách an ninh thông tin được triển khai trên hệ thống.

Thiết lập một trung tâm điều hành an ninh mạng chính là cải thiện khả năng phát hiện sự cố bảo mật thông qua giám sát và phân tích liên tục hoạt động dữ liệu. Hệ thống SOC sẽ phân tích các hoạt động này trên toàn tổ chức, các mạng, điểm cuối, máy chủ và cơ sở dữ liệu để đảm bảo phát hiện và ứng phó kịp thời các sự cố bảo mật. Nhờ vòng tròn khép kín và sự hỗ trợ lẫn nhau của 3 yếu tố kể trên, SOC có thể rà soát và phản ứng với các mối nguy hại tiềm ẩn 27/4, điều này giúp thu hẹp khoảng cách giữa thời gian xâm nhập và thời gian phát hiện đồng thời giúp các tổ chức chủ động hơn trong việc đối phó với các mối đe dọa.

  1. Chức năng, nhiệm vụ chính của SOC là gì?

Để đóng góp vào sự an toàn chung của tất cả các thiết bị, dữ liệu trong tổ chức các chuyên gia SOC phải đảm bảo được những đầu việc sau:

  • Chủ động giám sát trạng thái an ninh của toàn bộ hệ thống theo thời gian thực trên một giao diện quản lí tập trung duy nhất.
  • Định kì rà quét, tự động kiểm tra an ninh toàn bộ hệ thống.
  • Quản lý nhật ký và phản hồi (cung cấp cho các cơ quan chức năng thông tin chính xác trong trường hợp cần đến điều tra).
  • Phát hiện các lỗ hổng, các điểm yếu trong hệ thống mạng và đề xuất các biện pháp xử lí.
  • Xếp hạng cảnh báo bất thường tại từng nút mạng hoặc trên từng thiết bị, mức độ nghiêm trọng tỉ lệ thuận với mức độ khẩn trương loại bỏ mối đe dọa.
  • Cảnh báo sớm các điểm yếu, nguy cơ an ninh có thể xảy ra và điều chỉnh phòng thủ.
  • Hỗ trợ ứng cứu và xử lí các sự cố an ninh mạng.
  • Quản lí, điều khiển và ra lệnh từ xa.
  • Tự động tối đa các qui trình nghiệp vụ, tối ưu nhân lực vận hành hệ thống.
  • Gửi báo cáo định kỳ (theo ngày, tuần, tháng, quí, năm) hoặc theo thời gian thực.

Mỗi nhiệm vụ này là một chức năng quan trọng của SOC nhằm giữ cho toàn bộ tổ chức được bảo vệ tốt. Bằng cách kết hợp tất cả các nội dung trên, SOC duy trì sự ổn định của hệ thống và đưa ra hành động phù hợp, khôn ngoan ngay lập tức khi có xâm nhập xảy đến.

  1. Xây dựng và điều hành SOC

Xây dựng Trung tâm điều hành an ninh mạng là một quá trình phức tạp nhưng để đảm bảo SOC vận hành trơn tru, hiệu quả lại là một bài toán nan giải hơn nữa.

Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất mỗi doanh nghiệp cần thực hiện trước khi thiết lập một SOC hoàn chỉnh là xác định chiến lược rõ ràng, đặt ra mục tiêu cụ thể cho tổ chức và tính toán các sự hỗ trợ cần thiết từ nội bộ doanh nghiệp. Sau đó, phải rà soát đánh giá hệ thống công nghệ thông tin hiện tại, xây dựng, bổ sung hệ thống bảo vệ cân thiết như: Firewall, Intrusion Detection System (IDS), Antivirus (AV), Distributed denial-of-service (DDoS)…

Tiếp đến là cải thiện các hệ thống theo dõi – giám sát, truy vết, hệ thống phân tích xử lý và phản ứng với các sự cố. Cuối cùng là đào tạo nhân sự và xây dựng quy trình phản ứng phù hợp để có thể liên kết tất cả các thành phần trên với nhau tạo ra một mô hình tổng thể đảm bảo an ninh – an toàn cho hệ thống.

Mẫu cấu trúc chức năng và thành phần SOC

Việc vận hành SOC được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chia làm nhiều lớp theo chức năng, nhiệm vụ và mức độ nghiêm trọng của sự cố:

  • Level 1: Alert Analyst là chuyên viên có nhiệm vụ theo dõi, giám sát và cảnh báo từ hệ thống 24/7. Khi nhận được cảnh báo, họ sẽ phân tích, đánh giá và chuyển tới Incident Responder hoặc SME/Hunter.
  • Level 2: Incident Responder là những chuyên viên có nhiệm vụ tiếp nhận cảnh báo từ Alert Analyst. Sau khi xác định và phân tích các sự kiện bảo mật, các chuyên gia này phân loại, xếp hạng và đánh giá leo thang đặc quyền để cảnh báo các mối đe dọa tiềm ẩn.
  • Level 3: SME/Hunter là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thông tin, chuyên môn cao. Những người này trực tiếp xử lý các sự cố an ninh, điều tra và đưa ra các điều lệnh ngăn chặn các sự cố.
  • Level 4: Cuối cùng là SOC Manager – người toàn quyền quản lý toàn hệ thống SOC bao gồm nhân sự, ngân sách, nội dung quy trình. SOC Manager tiếp nhận các thông tin báo cáo, phân tích và kết quả khắc phục sự cố từ các SME/Hunter. SOC cũng sẽ là người phát ngôn khi có sự cố xảy ra với hệ thống.

Từ những dữ kiện trên về SOC, mỗi doanh nghiệp, tổ chức hẳn đã có cái nhìn sâu hơn về vai trò và lợi ích một Trung tâm điều hành an ninh mạng, nhưng với những đơn vị thiếu sót kiến thức bảo mật, thiếu hụt nhân sự có kinh nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin sơ sài và chưa có quy trình xử lý, ứng phó sự cố hiệu quả thì việc tự xây dựng và vân hành SOC vẫn còn là ước mơ khá xa vời. Đó là lý do vì sao dịch vụ Trung tâm điều hành an ninh mạng trên nền tảng đám mây SOC-as-a-service ra đờ

 SOC – AS – A – SERVICE

TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH AN NINH MẠNG TRÊN NỀN TẢNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 

Trong phần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về thành phần cấu tạo phương thức hoạt động và lợi ích của SOC - Trung tâm điều hành an ninh mạng nội bộ. Tuy nhiên, khi xây dựng và vận hành một SOC sao cho hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp hài hòa của rất nhiều yếu tố then chốt đã đề cập đến như “Con người – Công nghệ – Quy trình”, mà rõ ràng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là 3 yếu tố còn thiếu hụt và yếu kém nhất. Bài viết này sẽ phân tích kỹ hơn những yếu điểm và chỉ ra cách khắc phục sao cho hiệu quả nhất. 

SIEM – Cái nhìn sai lệch của nhiều doanh nghiệp 

Nhiều doanh nghiệp lầm tưởng định hướng phát triển an toàn thông tin của tổ chức mình từ đó đầu tư dàn trải, thiếu tập trung. Một số đặt nặng vấn đề đầu tư vào SIEM (Security Information and Event Management – Hệ thống giám sát an ninh mạng) mà quên mất rằng nguồn nhân lực họ có chưa đủ để vận hành SIEM hiệu quả. Bởi lẽ nếu không có đội ngũ nhân viên thường xuyên tinh chỉnh hệ thống SIEM để giảm tỉ lệ báo động nhầm (false positives) sinh ra từ các cảnh báo (alerts) sẽ dẫn đến tình trạng quá tải cho team phân tích và xử lý sự cố. 

Một số khác lại chỉ quan tâm đến việc tổng hợp, phân tích dữ liệu từ SIEM (đầu ra) mà bỏ qua các hình thức dò tìm thông tin mã độc, ngăn chặn khai thác dữ liệu như EDR, Advanced Threat Detection, Secure Gateway… (đầu vào). Quan trọng hơn là khi hệ thống giám sát chưa được tối ưu hoặc các kết quả trả về còn rời rạc thì việc tổng hợp ticket (case) là vô cùng khó khăn, kéo theo thời gian tiêu tốn vào việc xâu chuỗi cảnh báo, đi tìm nguyên nhân gốc (root causes) cũng như các hệ thống (assets) liên quan trực tiếp đến sự cố. Ngoài ra khi nhân sự không có kinh nghiệm phân tích, xử lý thì việc đưa ra cảnh báo và biện pháp ngăn chặn cũng có thể bị sai lệch. 

Mô hình SOC truyền thống. Nguồn: infinitygate.com. 

Để giải quyết bài toán bảo mật, giảm gánh nặng chi phí hạ tầng, chi phí đào tạo và triển khai nhân lực đồng thời cải thiện quy trình ứng phó tấn công mạng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ Trung tâm Điều hành An ninh mạng trên nền tảng đám mây. 

Dịch vụ SOC-as-a-service – Đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp không nhất thiết được thực hiện bởi đơn vị trực thuộc doanh nghiệp đó 

Bản chất của SOC-as-a-service chính là một dịch vụ đảm bảo an toàn thông tin trên nền tảng website giúp người dùng dễ dàng theo dõi tình hình an ninh mạng bên trong hệ thống theo thời gian thực. Thông qua các câu lệnh tập trung, các tính năng mới được cập nhật liên tục, SOC-as-a-service vẽ ra trước mắt nhà quản lý bức tranh toàn cảnh về hệ thống nội bộ cùng với những yếu điểm còn tồn tại, những lỗ hổng an ninh cần khắc phục và biện pháp ngăn chặn khi có sự cố xảy ra. Đằng sau dịch vụ này là một nhóm chuyên gia bảo mật giàu kinh nghiệm, tuy không trực tiếp có mặt tại tổ chức nhưng họ giám sát toàn bộ hệ thống 24/7 và không bỏ sót bất kỳ biến động nào. Mọi hoạt động của tổ chức cả trong và ngoài giờ làm việc đều được ghi lại tỉ mỉ, tổng hợp đầy đủ trên một màn hình duy nhất kèm theo gợi ý ứng phó sao cho phù hợp. 

Thông thường, dịch vụ Trung tâm điều hành An ninh mạng trên nền tảng đám mây sẽ được cung cấp bởi một bên thứ ba, đơn vị này sau khi lắng nghe tình trạng, mong muốn và nhu cầu bảo mật của tổ chức sẽ thiết kế, triển khai và cá nhân hóa dịch vụ SOC sẵn có sao cho phù hợp với ngân sách, hạ tầng và mục tiêu của tổ chức. Không cần phải đầu tư vào tất cả các thành phần cấu thành và nguồn lực như khi tự xây dựng SOC, các tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tách nhỏ nhu cầu để thuê ngoài, ví dụ như: thuê SIEM, thuê vận hành giám sát SIEM, phân tích cảnh báo level 2, threat hunting, xử lý sự cố, phân tích mã độc, điều tra số… Các tính năng này hầu hết đều được tích hợp trong SOC-as-a-service. 

Mô hình, cách thức hoạt động của SOC-as-a-service 

SOC-as-a-service đóng vai trò như một SOC thực thụ và đem lại những lợi ích tương đương với chi phí vận hành thấp hơn rất nhiều. Nếu doanh nghiệp của bạn có những quy định nghiêm ngặt về quản lý rủi ro, yêu cầu bảo vệ quyền riêng tư, SOC-as-a-service với cấu trúc nâng cao hỗ trợ nhiều tài khoản phân quyền cao thấp sẽ giữ bạn ở phạm vi chống thất thoát an toàn. Cấu trúc các lớp của dịch vụ tùy thuộc từng nhà cung cấp nhưng cơ bản có thể bao gồm SIEM, Security Data Mining, Threat Intelligent System, Forensis, Log/Backup, các thiết bị phần cứng… Mọi hoạt động trên mạng trong tổ chức đều được các công nghệ trên thu thập, phân tích và được nhóm chuyên gia xử lý, sau cùng cho ra báo cáo phù hợp với tiêu chuẩn ISO, PCI, HIPAA, SOX… trực quan, dễ hiểu. 

Mô hình SOC-as-a-service không còn xa lạ với các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới, các hãng bảo mật như IBM; Raytheon; Blackstratus; Redscan; LightEdge; Sirisk; Rapid7; Stellar Cyber… hiện nay đều đang cung cấp SOC-as-a-Service trên nền tảng cloud một cách rộng rãi. 

Để giám sát an toàn thông tin mạng, có một số hoạt động quan trọng cần được thực hiện:

  1. Cập nhật phần mềm và bảo mật: Việc cập nhật phần mềm và bảo mật thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu các lỗ hổng bảo mật và nguy cơ bị tấn công từ hacker.

  2. Sử dụng phần mềm bảo mật mạnh: Cài đặt và sử dụng phần mềm bảo mật mạnh như phần mềm diệt virus, phần mềm chống malware, phần mềm tường lửa, phần mềm mã hóa dữ liệu để bảo vệ thông tin quan trọng.

  3. Phân quyền và kiểm soát truy cập: Áp dụng phân quyền và kiểm soát truy cập để đảm bảo rằng chỉ những người có quyền truy cập mới được phép truy cập vào các tài khoản và thông tin quan trọng.

  4. Giáo dục và đào tạo nhân viên: Giáo dục và đào tạo nhân viên về các nguy cơ bảo mật thông tin và cách phòng ngừa các tấn công mạng.

  5. Quản lý mật khẩu: Sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi thường xuyên, không chia sẻ mật khẩu với bất kỳ ai và không lưu trữ mật khẩu ở những nơi dễ bị truy cập.

  6. Kiểm tra định kỳ: Thực hiện các bước kiểm tra định kỳ để phát hiện và khắc phục các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống.

  7. Sử dụng các công nghệ bảo mật mới: Áp dụng các công nghệ mới như công nghệ blockchain, công nghệ trí tuệ nhân tạo, v.v. để cải thiện khả năng bảo vệ thông tin mạng.

  8. Hợp pháp hóa: Tuân thủ các quy định và chính sách an toàn thông tin của tổ chức và pháp luật để đảm bảo hoạt động trên mạng được thực hiện đúng quy trình và không vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, việc thực hiện các kiểm tra bảo mật định kỳ, kiểm tra tấn công mạng mô phỏng và kiểm tra sự thích nghi của hệ thống bảo mật với các tình huống khác nhau cũng là các hoạt động quan trọng trong giám sát an toàn thông tin mạng.

Các giải pháp giám sát An toàn thông tin mạng tập trung bao gồm:

  1. Sử dụng hệ thống giám sát bảo mật: Hệ thống giám sát bảo mật giúp quản trị viên giám sát các hoạt động trên mạng, phát hiện các tấn công và ngăn chặn các hành vi không hợp lệ. Hệ thống này có thể được triển khai bằng cách sử dụng các công cụ phần mềm, các thiết bị giám sát, hoặc cả hai.

  2. Xây dựng hệ thống giám sát đa mức độ: Hệ thống giám sát đa mức độ bao gồm các tầng giám sát khác nhau, từ tầng cơ sở đến tầng cao nhất. Các tầng này sẽ có chức năng giám sát các hoạt động khác nhau trên mạng và cung cấp thông tin cho nhau để tạo ra hệ thống giám sát toàn diện.

  3. Sử dụng phần mềm giám sát dữ liệu: Phần mềm giám sát dữ liệu giúp quản trị viên theo dõi các hoạt động của người dùng, phát hiện và ngăn chặn các hành vi không hợp lệ. Phần mềm này có thể được triển khai bằng cách sử dụng các công cụ phần mềm đặc biệt để giám sát lưu lượng mạng và dữ liệu.

  4. Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu: Các công cụ phân tích dữ liệu giúp phân tích các thông tin giám sát để phát hiện các mẫu và xu hướng khác nhau. Việc phát hiện các mẫu và xu hướng này sẽ giúp quản trị viên có thể đưa ra các quyết định đúng đắn để tăng cường an toàn thông tin mạng.

  5. Triển khai các chính sách và quy trình bảo mật: Các chính sách và quy trình bảo mật cần được áp dụng để đảm bảo rằng các hoạt động trên mạng được thực hiện đúng quy trình và không vi phạm các quy định về an toàn thông tin.

  6. Tăng cường đào tạo và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin: Việc đào tạo và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin của nhân viên sẽ giúp cải thiện hiệu quả giám sát và giảm thiểu rủi ro về an toàn thông tin mạng.

  7. ......

Giám sát hệ thống OT (Operational Technology) là quá trình giám sát các thiết bị và hệ thống điều khiển quá trình sản xuất, điều khiển quá trình vận hành và quản lý tài nguyên của một công ty. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong việc bảo vệ an toàn thông tin cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Các giải pháp giám sát hệ thống OT bao gồm:

  1. Sử dụng phần mềm giám sát: Sử dụng các phần mềm giám sát đặc biệt để giám sát các thiết bị và hệ thống điều khiển quá trình sản xuất, điều khiển quá trình vận hành và quản lý tài nguyên. Các phần mềm này có thể giám sát dữ liệu từ các thiết bị OT, tạo ra các báo cáo và cảnh báo khi có sự cố xảy ra.

  2. Sử dụng thiết bị giám sát: Sử dụng các thiết bị giám sát để giám sát các thiết bị OT, bao gồm các máy móc, thiết bị đo đạc, cảm biến, điều khiển và lưu trữ. Các thiết bị giám sát này có thể cung cấp dữ liệu về hiệu suất, trạng thái và khả năng hoạt động của các thiết bị OT.

  3. Áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật: Áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống OT. Các tiêu chuẩn này bao gồm các quy định về bảo mật mạng, bảo mật dữ liệu và các biện pháp phòng chống tấn công mạng.

  4. Giám sát và phân tích dữ liệu: Giám sát và phân tích dữ liệu từ các thiết bị OT để phát hiện các vấn đề về hiệu suất, khả năng hoạt động và các vấn đề bảo mật. Các dữ liệu này có thể được phân tích bằng các công cụ phân tích dữ liệu để tìm ra các mẫu và xu hướng khác nhau.

  5. Tăng cường đào tạo và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin: Tăng cường đào tạo và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho nhân viên là một giải pháp quan trọng để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống OT. Việc đào tạo và nâng cao nhận thức

  6. ....

Tìm hiểu thêm

Tại Sao Chọn Chúng Tôi

Lý do lựa chọn iDAS ( iDAS01)

Lý do lựa chọn iDAS ( iDAS01)

Hệ thống iDAS giúp lãnh đạo dễ ràng nhìn nhận được các vấn đề của tổ chức để đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác nhờ vào các báo cáo thống kê tự động.
Lý do lựa chọn iDAS ( iDAS02)

Lý do lựa chọn iDAS ( iDAS02)

Kiểm soát được mục tiêu, kế hoạch và theo dõi giám sát được công việc thực hiện của toàn bộ tổ chức ở mọi lúc mọi nơi.
Lý do lựa chọn iDAS (iDAS03)

Lý do lựa chọn iDAS (iDAS03)

Các quy trình công việc được tự động hóa và được chuẩn hóa để có thể kiểm soát tốt kết quả và chất lượng công việc của từng cá nhân trong tổ chức.
Lý do lựa chọn iDAS (iDAS04)

Lý do lựa chọn iDAS (iDAS04)

Hệ thống iDAS giúp cho các công việc như duyệt, phê duyệt tài liệu, công văn, giấy tờ, hồ sơ… được thực hiện và kiểm soát một cách dễ dàng, thuận tiện.
Lý do lựa chọn iDAS (iDAS05)

Lý do lựa chọn iDAS (iDAS05)

Thời gian triển khai hệ thống iDAS nhanh hơn nhiều so với việc xây dựng tài liệu ở dạng văn bản, giảm thiểu tối đa việc sử dụng bản cứng.
Lý do lựa chọn iDAS ( iDAS06)

Lý do lựa chọn iDAS ( iDAS06)

Hệ thống iDAS luôn luôn được nâng cấp, cải tiến để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Tự hào cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn doanh nghiệp
286+

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

36+

Tổng công ty và tập đoàn

2300+

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ý Kiến khách hàng

Khách hàng nói về Chúng tôi

Rubi là một Công ty gia công phân fmềm có trụ sở chính tại Nhật bản và tại Việt nam có trụ sở tại Đà nẵng và Hà nội... sau một thời gian lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn chất lượng và ATTT theo ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013 chúng tôi quyết định lựa chọn idas vì là một đơn vị có rất nhiều kinh nghiệm triển khai thực hiện hoạt động tư vấn này ... Sau khi triển khai chúng tôi đánh giá sự lựa chọn của chúng tôi là đúng đắn và idas đã giúp chúng tôi nhìn nhận ISO một cách có hệ thống... Xin cám ơn idas
Ông Yamazaki - Trưởng phòng phát triển

Ông Yamazaki - Trưởng phòng phát triển Ông Yamazaki - Trưởng phòng phát triển - Công ty RUBY Việt nam

Cám ơn idas đã triển khai đào tạo và tư vấn thành công dự án tư vấn ATTT theo ISO/IEC 27001:2013, các chuyên gia của idas triển khai có trách nhiệm và nhiệt tình ... Chúc idas thành công
Ông Khương Thế Anh - Giám đốc HPCSONLA

Ông Khương Thế Anh - Giám đốc HPCSONLA Giám đốc - Công ty Thủy điện Sơn La ( EVNHPCSONLA)

Trong quá trinh ftriển khai chuyển đổi số của Tổng Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) và 24 đơn vị trực thuộc chúng tôi đã nhận được sự tư vấn và đánh giá nhiệt tình và thẳng thắn của Công ty idas và kết quả EVNHCMC đã triển khai thành công và đạt được là doanh nghiệp số đầu tiên của cả nước Qua đây chúng tôi xin trân thành cám ơn sự quan tâm hợp tác của idas và xin chúc idas liên tục và phát triển ....
Ông Luân Quốc Hưng - PTGD EVNHCMC

Ông Luân Quốc Hưng - PTGD EVNHCMC Phó tổng giám đốc - Tổng Công ty điện lực TP.HCM

“ Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về việc triển khai áp dụng các tiêu chuẩn ISO tại doanh nghiệp, Ominext đã tin tưởng và lựa chọn iDAS là đơn vị tư vấn và đào tạo. Với đội ngũ chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT, iDAS đã giúp Ominext xác định được các vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp. Cùng với sự nhiệt huyết, tận tình và chuyên nghiệp của các chuyên gia iDAS, chỉ trong thời gian ngắn Ominext đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá và đưa vào áp dụng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý tại doanh nghiệp. ”
 Bà. Đào Minh Phượng

Bà. Đào Minh Phượng Phó trưởng ban Chất lượng & ISMS - Công Ty Cổ Phần Ominext

“ Trong quá trình xây dựng hệ thống ISO, bên tư vấn iDAS rất chuyên nghiệp và nhiệt tình hỗ trợ cho chúng tôi, nhất là các chuyên gia của iDAS có năng lực cao, giúp cho chúng tôi cải tiến được hiệu quả nội bộ, xác định được rủi ro để vận hành đúng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013... ”
 Ông. Tô Hải Sơn

Ông. Tô Hải Sơn Chủ tịch hội đồng quản trị - Công ty NTQ Solution

Qua tìm hiểu được biết đến Công ty idas qua quá trình làm việc chúng tôi cảm nhận được niềm tin từ ban lãnh đạo đến các chuyên gia chính vì vậy chúng tôi quyết định đề xuất lựa chọn dịch vụ tư vấn xây dựng hệ thống ATTT theo ISO/IEC 27001 .. trong quá trình triển khai tại các địa điểm Hà nội và Hồ Chí Minh, idas rất nhiệt tình và giúp chúng tôi có cách nhìn hệ thống ATTT một cách có hệ thống và triển khai dự án đúng tiến độ ... Chúng tôi trân thành cám ơn idas nhiều
Ông. Lê Quang Hưng - Ban CNTT

Ông. Lê Quang Hưng - Ban CNTT Ban CNTT - Công ty DAIKIN Air Conditioning Việt nam

“ Là một công ty chuyên cung cấp phần mềm với 100% vốn đầu tư từ Nhật bản sau khi sử dụng dịch vụ iDAS về ANTT(ISMS) phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 chúng tôi đánh giá rất cao về tính chuyên nghiệp cũng như sự hiểu biết của các chuyên gia iDAS đã giúp chúng tôi rất nhiều về những kiến thức bảo mật và an toàn thông tin để chúng tôi phòng ngừa được các mối nguy cho sự phát triển của FRAMGIA. Cám ơn iDAS ”
 Ông. Chu Anh Tuấn - Trưởng ban ISMS

Ông. Chu Anh Tuấn - Trưởng ban ISMS Trưởng Ban An Ninh Thông tin - Công ty TNHH Framgia Việt Nam

Được biết đến idas thông qua bạn bè và các đối tác chúng tôi đã liên hệ với idas và triển khai tích hợp 02 hệ thống ISO 9001 tích hợp với ISO/IEC 27001... trong quá trình triển khai tôi thấy icác chuyên gia idas có chuyên môn tốt và nhiệt tình giúp cho chúng tôi xây dựng được các quy trình cũng như cách nhìn một cách có hệ thống... Chúng tôi xin trân thành cám ơn idas và các chuyên gia tư vấn đã hỗ trợ chúng tôi nhận được chứng chỉ này
Ông TSUCHIHASHI KAZUHIRO

Ông TSUCHIHASHI KAZUHIRO Tổng giám đốc - Công ty WBC Việt nam

“ Qua quá trình tìm hiểu thông tin về các đơn vị triển khai dịch vụ tư vấn và đào tạo tiêu chuẩn ISO chúng tôi đã quyết định chọn iDAS là đối tác tư vấn và triển khai hệ thống ISO cho Rikkeisoft. Với kinh nghiệm dày dặn trong công tác tư vấn triển khai tiêu chuẩn ISO, các chuyên gia của iDAS đã giúp chúng tôi xác định được vấn đề đang tồn tại trong tổ chức, xây dựng kế hoạch và biện pháp cải tiến. Các chuyên gia của iDAS đã không chỉ nhiệt tình và sát sao trong quá trình tư vấn triển khai xây dựng hệ thống, đối với quá áp dụng và cải tiến, chúng tối cũng luôn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình khi gặp khó khăn và được các chuyên gia cập nhật kiến thức khi có tiêu chuẩn mới. ”
Ông Hà Huy Luân

Ông Hà Huy Luân Trưởng ban An ninh Thông tin - Công ty TNHH Rikkei soft

Đồng hành cùng idas

Đối tác của IDAS